Vải CVC (Chief Value Cotton) đã mang đến một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp may mặc. Bằng cách kết hợp tinh hoa của sợi bông cotton và sợi polyester, vải CVC đã trở thành một lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng trong việc sản xuất các sản phẩm thời trang. Để hiểu rõ hơn về chất liệu này, hãy cùng CATSA tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Vải CVC là gì
Vải CVC là một loại vải được làm từ sợi bông và sợi polyester. CVC là viết tắt của "Chief Value Cotton", tức là một loại vải có thành phần chính là sợi bông. Thông thường, vải CVC có tỷ lệ pha trộn khoảng từ 60 - 40 đến 80 - 20, trong đó sợi bông chiếm phần lớn.
CVC là viết tắt của "Chief Value Cotton", tức là một loại vải có thành phần chính là sợi bông.
Vải CVC thường có độ bền cao, độ co giãn tốt và ít nhăn hơn so với vải 100% bông. Ngoài ra, vải CVC cũng có khả năng hút ẩm và thoáng khí tốt hơn so vải 100% polyester. Từ đó, vải CVC được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang, đặc biệt là cho việc sản xuất áo sơ mi, áo thun, quần jeans và các loại trang phục hàng ngày khác.
Xem thêm: Vải cotton là gì? Sự đa dụng của vải cotton trong thế giới thời trang
Tính chất đặc trưng của vải CVC
Ưu điểm
- Giá thành rẻ: Vải CVC thường có giá thành thấp hơn so với các loại vải có tính chất tương tự.
- Độ bền cao: Vải CVC kết hợp với sợi polyester, giúp tăng độ bền và giữ form dáng cho trang phục lâu hơn.
- Hút ẩm tốt: Vải CVC có khả năng thấm hút mồ hôi tốt mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ và thoáng cho người mặc.
- Vải mềm mại, mịn màng: Với thành phần cotton chiếm hơn 50%, vải CVC đem lại cảm giác mềm mại, mịn màng như bông.
- Chống co rút: Vải CVC thừa hưởng khả năng chống co rút của sợi polyester, giúp vải không bị co rút và ít nhăn nhúm hơn các loại vải khác.
Ưu điểm vượt trội của chất liệu CVC
- Kháng khuẩn: Sợi polyester trong vải CVC có khả năng chống lại vi khuẩn, virus, bụi bẩn và nấm mốc, giúp duy trì sự sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe cho người mặc.
- Đa dạng hoa văn: Vải CVC dễ dệt và in ấn, cho phép tạo ra nhiều loại hoa văn đa dạng như kẻ sọc, hoa văn,... với màu sắc phong phú.
- Bền màu: Vải CVC thường được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính, giữ màu lâu và không bạc màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Ứng dụng đa dạng: Vải CVC được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất áo thun, váy đầm suông, quần áo hàng ngày,... do tính co giãn, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
Nhược điểm
- Có thể bị xù lông: Sau một thời gian sử dụng, sợi bông cotton trong vải CVC có thể bị xù lông nhẹ làm giảm đi tính thẩm mỹ của trang phục.
- Chảy xệ: Vì tính co giãn tốt của vải CVC, sau một thời gian sử dụng, có thể xảy ra tình trạng chảy xệ, làm mất đi hình dáng ban đầu của trang phục.
- Lâu khô: Do vải CVC có độ dày và cấu trúc nặng hơn so với một số loại vải khác, có thể gây khó khăn trong việc giặt giũ và mất thời gian lâu để phơi khô, đặc biệt là trong thời tiết ẩm thấp.
Xem thêm: Vải cotton spandex là gì? Ứng dụng của chất liệu cotton spandex trong ngành thời trang
Ứng dụng của vải CVC trong ngành may mặc
Với những đặc tính nổi trổi của vải CVC khiến chất liệu này trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành thời trang. Dưới đây là một số sản phẩm thời trang thông dụng được may bằng vải CVC:
- Áo: Vải CVC được sử dụng để may áo thun, áo polo, áo sơ mi, áo đồng phục. Áo thun CVC có độ dày tương đối cao, bền và thoải mái khi mặc.
Ứng dụng của vải CVC trong ngành thời trang may mặc
- Đầm váy: Vải CVC thường được dùng để thiết kế và may các mẫu đầm váy đơn giản, trẻ trung và thoải mái. Chúng phù hợp cho cả công việc và các hoạt động giải trí.
- Trang phục thể thao: Vải CVC có tính thấm hút mồ hôi tốt và độ co giãn đa chiều, là lựa chọn phổ biến để may quần áo thể thao như áo tập gym, tank top, quần jogging và áo hoodie.
CATSA đã cùng bạn tìm hiểu rõ về ưu nhược điểm và ứng dụng của vải CVC trong ngành thời trang may mặc. Với những ưu điểm vượt trội, CVC đã trở thành chất liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Truy câjp ngay Catsa.vn để tham khảo thêm các sản phẩm thời trang mới nhất và săn ngay những ưu đãi hấp dẫn.
Xem thêm: